13/05/2024
Trong sản xuất và xây dựng, tính toán độ dốc của ramp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính an toàn, khả năng thoát nước cũng như hiệu suất của sản phẩm. Trong bài viết, chúng tôi cung cấp cách tính độ dốc an toàn giúp bạn có những tính toán cơ bản khi lựa chọn ramp dock, dốc cầu container hay trong sản xuất và xây dựng.
Cách tính độ dốc an toàn theo tiêu chuẩn xây dựng
Như đã đề cập phía trên, một trong những bước quan trọng trước khi thi công các công trình có độ dốc là tính toán thật kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật cũng như độ dốc của công trình nhằm đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng. Nếu độ dốc của công trình/thiết bị quá dốc hoặc quá thoải thì việc sử dụng sẽ vô cùng bất tiện.
Dưới đây là cách tính độ dốc tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng:
Theo tiêu chuẩn xây dựng thì ramp dốc có độ dốc tối đa không được vượt quá 15% so với chiều dài của thiết bị. Nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc di chuyển của các phương tiện.
Cách tính độ dốc sản phẩm như sau: Độ dốc = (chiều sâu/ chiều dài) < 15%. Nếu chiều dài là 1m, thì chiều dài của ranp dock không được nhỏ hơn 6m nhằm đảo bảo cho phương tiện lưu thông an toàn.
Cách tính chiều rộng đường dốc
Khi tính kích thước chiều rộng ramp dock không được < 3.5m.
Bên cạnh đó, ramp dock phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m để đảm bảo các phương tiện di chuyển an toàn từ sàn lên độ cao yêu cầu phải cách một đoạn dừng xe để không ảnh hưởng gì tới tầm quan sát của người điều khiển phương tiện khác.
Cách tính chiều cao dốc
Cũng theo quy định của bộ xây dựng thì khi thiết kế chiều cao dốc thì chiều cao không được < 2,2m tức là chiều cao tương ứng của đường dốc cũng không được < 2,2m. Với mỗi công trình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên khi thiết kế chiều cao tầng hầm cần đảm bảo chiều cao an toàn để các phương tiện có thể lưu thông lên xuống hầm một cách dễ dàng thì cần tuân thủ đúng chiều cao theo tiêu chuẩn xây dựng.
Độ dốc i, m và cách tính độ dốc nhanh theo ứng dụng thực tế
Cách tính độ dốc i
Cách tính độ dốc i (thường được dùng cho mái ngói)
Công thức tính độ dốc i:
i = m × 100 % = (H/L) × 100%
(Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
Trong đó:
- i là độ dốc mái
- H là chiều cao mái
- L là chiều dài của mái
- m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α.
Cách tính độ dốc m (thường được dùng cho các loại mái còn lại)
Độ dốc m có công thức cũng tương tự như với độ dốc i. Tuy nhiên ngoài công thức trên thì độ dốc m còn được tính theo phương pháp truyền thống đó là: m = H/2L.
Ví dụ như: Nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì độ dốc I%= 3/4×100%=75%.
Cách tính độ dốc nhanh trong thực tế
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng cách tính độ dốc nhanh để ứng dụng thực tế, bằng cách tính chiều cao mái khi biết chiều ngang và từ đó có thể tính được độ dốc của mái bằng công thức: Tag Alpha = H/L. Suy ra: H = Tag Alpha x L
Các giá trị của Tag Alpha có sẵn như sau:
Góc Alpha | Tag | Độ dốc |
5 độ | 0.087488 | 8% |
10 độ | 0.17632698 | 17% |
12 độ | 0.21255656 | 21% |
15 độ | 0.267949192 | 26% |
20 độ | 0.363970234 | 36% |
25 độ | 0.466307658 | 46% |
30 độ | 0.577350269 | 57% |
35 độ | 0.700207538 | 70% |
40 độ | 0.839099631 | 83% |
45 độ | 1 | 100% |
Trên đây là một số cách tính độ dốc an toàn trong xây dựng và sản xuất. Các bạn có thể tham khảo và có những tính toán cơ bản để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong thực tế.
0 nhận xét