25/09/2023
Các thiết bị nâng hạ tải trọng lớn thường sử dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực để đảm bảo tính an toàn, tối ưu hóa hiệu suất và tạo điều kiện thuận lợi khi vận hàng. Vậy cơ cấu nâng hạ thủy lực là gì? Được ứng dụng trong các thiết bị nào?
Cơ cấu nâng hạ thủy lực là gì?
Cơ cấu nâng hạ thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển lựa của chất lỏng bên trong môi trường khép kín giới hạn. Trong điều kiện môi trường như thế, năng lượng sẽ được truyền tải lên bằng lực đẩy của chất lỏng.
Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ thủy lực
Cơ cấu nâng hạ thủy lực có hệ thống cấu tạo hoàn thiện, đảm bảo cho hoạt động của thiết bị diễn ra êm mượt, trơn tru. Cụ thể như sau:
- Động cơ thủy lực: Đây là bộ phận được sử dụng để biến đổi động năng thành cơ năng, thực hiện chuyển động tịnh tiến.
- Hệ thống xilanh: Bộ phận quan trọng nhất của cơ cấu nâng hạ thủy lực, sử dụng xilanh có kích thước khác nhau tùy thuộc nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hiện thị trường sử dụng 2 loại xilanh chính là xilanh đơn và xilanh kép.
- Van phân phối: Bộ phận này có khả năng đổi nhánh dòng chảy ở các nút của đường ống và chỉ cho phép dòng chảy dịch chuyển ở một đường ống nhất định. Nhờ đó, cơ cấu nâng hạ thủy lực có thể vận hành ổn định, quá trình nâng hạ cũng diễn ra theo quy luật. Cấu tạo van phân phối có 3 phần chính: thân van, nam châm điện và con trượt.
- Cơ cấu phân phối: Nơi tập trung đa số các đầu nút trong các đường ống lưu thông chất lỏng.
Xilanh thủy lực
Nguyên lý hoạt động cơ cấu nâng hạ thủy lực
Dầu là chất bôi trơn thường được sử dụng cho bề mặt tiếp xúc và tạo môi trường truyền dẫn để truyền lực trong hệ thống nâng hạ thủy lực. Theo đó, dầu sẽ được luân chuyển bên trong một hệ thống kín tuần hoàn.
Khi mở động cơ quay bơm dầu, dầu thủy lực bên trong hệ thống sẽ được hút lên và truyền tới các cơ quan khác trong hệ thống. Áp suất dầu sẽ được khống chế nhờ vào van an toàn của hệ thống. Từ đó giúp cho thiết bị hoạt động an toàn và tuổi thọ cao.
Bơm thủy lực thông qua áp suất sẽ đưa dầu thủy lực đến cơ cấu chấp hành. Từ đó, cơ cấu chấp hành sẽ thực hiện chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến. Khi năng lượng được truyền, dầu thủy lực sẽ được đưa về két dầu và tiếp tục một vòng truyền năng lượng mới.
Cơ chế hoạt động của hệ thống nâng hạ thủy lực
Các thiết bị ứng dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực phổ biến hiện nay
Sàn nâng thủy lực
Thiết bị này đang dần trở nên phổ biến trong công tác vận tải hàng hóa hiện nay. Sàn nâng thủy lực giúp nâng cao hiệu suất làm việc, thông qua cơ chế vận hành tự động, an toàn.
Sàn nâng thủy lực được sản xuất trong nước với nhiều mẫu mã, tải trọng (6-12 tấn), đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đa dạng các ngành nghề khác nhau.
Mẫu: Sàn nâng thủy lực (Dock Leveler) do Tân Phát sản xuất và lắp đặt
Bàn nâng thủy lực
Cũng tương tự như sàn nâng thủy lực, bàn nâng thủy lực được lắp đặt chủ yếu tại các nhà xưởng. Sử dụng kết cấu chữ X vững chắc, sản phẩm nâng hạ theo phương thẳng đứng an toàn.
Bàn nâng thủy lực được sử dụng chủ yếu để nâng người và hàng hóa có giá trị lên cao, hoặc cũng có thể sử dụng như cây cầu kết nối giúp xe nâng di chuyển hàng vào trong thùng container.
Cầu dẫn xe nâng lên container
Cầu lên container là thiết bị tạo dốc, giúp kết nối sàn kho và thùng container, từ đó hỗ trợ xe nâng di chuyển đưa hàng trực tiếp vào thùng container hoặc ngược lại. Thiết bị này sử dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực để tạo ra khả năng thay đổi chiều cao cầu dẫn phù hợp với thùng xe chở hàng. Các loại cầu dẫn xe nâng thông thường hiện nay có thể điều chỉnh chiều cao từ 1400mm – 1700mm tùy nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Xem thêm: Cầu dẫn xe nâng lên container
Hình ảnh: Cầu dẫn xe nâng lên container Tân Phát sản xuất và bàn giao hoàn thiện tại tỉnh Hải Dương
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cơ cấu nâng hạ thủy lực cũng như một số thiết bị ứng dụng cơ cấu nâng hạ này. Có thể thấy, nhờ cơ cấu nâng hạ thủy lực được ứng dụng rộng rãi mà quá trình bốc xếp, vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm hơn.
0 nhận xét