31/01/2024
Container là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức, kích thước lớn, chở khối lượng hàng hóa nhiều. Do đó, vận chuyển hàng hóa bằng container được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, sau khi vận chuyển, vấn đề xếp, dỡ hàng hóa từ thùng container xuống kho hoặc ngược lại cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Do sự chênh lệch độ cao giữa thùng container và sàn kho, các doanh nghiệp cần thêm thiết bị trung gian để thu hẹp khoảng cách này, như: cầu container, dock leveler (sàn nâng thủy lực),…Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp cần nghiên cứu chiều cao container để tránh việc không thể sử dụng.
Xe Container là gì?
Xe container là dòng xe chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa, có thiết kế đầu xe nặng, có khả năng kéo, chở đồ tốt. Dòng xe này có tốc độ khá cao, bền bỉ và có nhiều thiết kế khác nhau.
Ngoài ra, theo định nghĩa của hiệp hội vận tải quốc tế: Container là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức, sử dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để sắp xếp trên các tàu container, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng.
Phương tiện vận tải này có những đặc tính sau:
– Có tính bền vững và chắc chắn, phù hợp sử dụng lại nhiều lần.
– Cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt là khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
– Được thiết kế có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải khác nhau như tàu, xe lửa, xe tải chuyên dụng mà không cần dỡ ra, đóng lại dọc đường.
– Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng và rút hàng khỏi container.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại container khác nhau để vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau như: container khô, container lạnh, container mở nóc,…
Về cấu tạo, một chiếc xe container được chia thành 3 phần gồm: xe đầu kéo, sơ mi rơ-mooc và thùng container.
Xe container có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính
Kích thước các loại xe container hiện nay tại Việt Nam
Kích thước xe container phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà cần sử dụng những loại xe container có kích thước khác nhau, cụ thể:
Kích thước, chiều cao container 10 feet:
Dài: 2.991m x rộng: 2.438m x cao: 2.591m, có thể tích chứa hàng lên tới 16.3 mét khối và tải trọng hàng hóa chứa bên trong lên đến hơn 8,8 tấn.
Kích thước, chiều cao container 20 feet:
- Đối với container 20 feet khô
Phủ bì: dài: 6,060m; rộng: 2,440m; cao: 2,590
Lọt lòng: dài: 5,898m; rộng: 2,352m; cao: 2,395
- Đối với container 20 feet lạnh
Phủ bì: dài: 6,060m; rộng: 2,440m; cao: 2,590
Lọt lòng: dài: 5,485m; rộng: 2,286m; cao: 2,265
Kích thước, chiều cao container 40 feet:
- Đối với container 40 feet hàng khô
Bên ngoài: Rộng 2,440 m; cao 2,590 m; Dài 12,190 m
Bên trong: Rộng 2,350 m; cao 2,392 m; Dài 12,032 m
- Container 40 feet cao (HC)
Bên ngoài: Rộng 2,440 m; cao 2,590 m; dài 12,190 m
Bên trong: Rộng 2,350 m; cao 2,392 m; dài 12,032 m
Kích thước, chiều cao container 50 feet:
Kích thước bên ngoài: 15.240 m (Dài) x 2.438m (Rộng) x 2896m (Cao).
Kích thước bên trong là 2348m (rộng) x 2690m (cao)
Ngoài ra, độ cao thùng container so với mặt nền kho tại Việt Nam sẽ vào khoảng 1.330mm. Do đó, nếu quý khách hàng có nhu cầu đầu tư cầu dốc cho xe nâng lên container (cầu dẫn xe nâng lên container) thì cao độ thích hợp sẽ từ 1.350mm trở lên.
Trên đây là bài viết giới thiệu về kích thước, chiều cao container phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Khi nắm được thông tin cụ thể về chiều cao của thùng công, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm để lựa chọn các sản phẩm tạo dốc hỗ trợ xe nâng trong quá trình bốc xếp hàng trên phương tiện vận chuyển chuyên dụng này.
0 nhận xét