19/11/2024
Bảng đơn vị đo độ dài được dùng để đo khoảng cách giữa các vật, đo chiều cao hoặc quãng đường di chuyển. Đơn vị đo chiều dài được sử dụng phổ biến trong toán học cũng như trong cuộc sống thường ngày.
Bảng đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài là khái niệm được dùng để đo kích thước, chiều dài của một vật, của một khoảng cách nào đó trong không gian. Trong hệ thống đo lường, các đơn vị đo chiều dài được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như mét (m), milimet (mm), centimet (cm), yard (yd), inch (in), mile (ml),…
Đơn vị đo độ dải là gì?
Bảng đơn vị đo độ dài phổ biến tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chúng ta sử dụng bảng đơn vị đo độ dài theo tiêu chuẩn quốc tế SI, theo đó, mét (m) là đơn vị cơ bản, được dùng để xác định các đơn vị đo chiều dài khác trong hệ.
Cụ thể, bảng đơn vị đo độ dài dựa trên mét (m) như sau:
Lớn hơn mét |
Mét |
Nhỏ hơn mét |
||||
km (Ki-lô-mét) |
hm (Héc-tô-mét) |
dam (Đề-ca-mét) |
m (Mét) |
dm (Đề-xi-mét) |
cm (cen-ti-mét) |
mm (Mi-li-mét) |
1 km = 10 hm = 1000m |
1hm = 10dam 100m |
1dam = 10m |
1m = 10dm = 100cm = 1000mm |
1dm = 10cm = 100mm |
1cm = 10 mm |
1 mm |
Cách quy đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài nhanh chóng, chính xác nhất
Tuy được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quy đổi nhanh chóng giữa các đơn vị đo độ dài với nhau.
Có cách để ghi nhớ và quy đổi nhanh chóng giữa các đơn vị, bạn có thể áp dụng dễ dàng trong thực tế. Với các đơn vị đo độ dài phổ biến như: milimet (mm), mét (m), klomet (km), centimet (cm), decimet (dm),…mỗi đơn vị sẽ bằng 10 lần đơn vị liền kề sau nó và bằng 1/10 đơn vị liền kề phía trước nó.
Vì vậy, để có thể chuyển đổi các đơn vị trong bảng bảng đơn vị đo độ dài cho nhau, bạn cần xác định được vị trí của đơn vị trong bảng, sau đó áp dụng 2 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Khi chuyển từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, bạn hãy lấy số đó nhân với 10.
Ví dụ:
1km = 1x10 = 10hm
3km = 3x1000 = 3000m
1.5m = 1.5x100 = 150cm
Nguyên tắc 2: Khi chuyển đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, bạn hãy lấy số đó chia cho 10
Ví dụ:
20m = 20/10 = 2 dam
150mm = 150/10 = 15cm
Đặc biệt, để có thể dễ dàng sử dụng, tra cứu và chuyển đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài, bạn có thể sử dụng máy tính để tính toán.
Bảng đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường quốc tế
Đơn vị đo độ dài cơ bản nhất trong hệ thống đo lường quốc tế là mét (m). Đây klaf đơn vị cơ bản và tiêu chuẩn, được dùng để xác định các đơn vị đo độ dài khác, bao gồm:
- 1 kilomet = 1000 mét (m).
- 1 hectomet (hm) = 100 mét (m).
- 1 decamet (dam) = 10 mét (m).
- 1 deximet (dm) = 0.1 mét (m).
- 1 centimet (cm) = 0.01 mét (m).
- 1 milimet (mm) = 0.001 mét (m).
Bảng đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường cổ Việt Nam
Nhu cầu đo độ dài xuất hiện từ khá lâu, hiện nay, Việt Nam đã dùng hệ thống đo lường quốc tế, tuiy nhiên, ngày xưa, người Việt Nam thường dùng “dặm” và chia thành các đơn vị như sau:
- Mẫu
- Lý
- Sải
- Thước = 1 mét
- Tấc = 1/10 thước
- Phân = 1/10 tấc
- Li = 1/10 phân
Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã quen dùng hệ thống đo độ dài tiêu chuẩn quốc tế SI, tuy nhiên, trong một số trường hợp như nghiên cứu lịch sử, người ta vẫn có thể sử dụng đơn vị đo lường cổ này.
Bảng đơn vị đo độ dài trong hệ đo lường Anh Mỹ
Theo tiêu chuẩn đo lường Anh Mỹ, đơn vị đo độ dài chính bao gồm các đơn vị sau:
- Inch (inch): Khoảng 1/12 foot, tương đương 2,54 centimet.
- Foot (ft): Khoảng 12 inches, tương đương 0,3048 mét.
- Yard (yd): Khoảng 3 feet, tương đương 0,9144 mét.
- Dặm – Mile (mi): Khoảng 5280 feet, tương đương 1609 mét.
Theo đó, các đơn vị đo độ dài này thường được sử dụng ở một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia châu Âu khác.
Công cụ đo độ dài
Một số câu hỏi thường gặp về bảng đơn vị đo độ dài
1. Cách đọc các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài
Bên cạnh cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, cách đọc các đơn vị này cũng được quan tâm. Dưới đây là cách đọc một số đơn vị đo độ dài trong hệ đo lường tiêu chuẩn quốc tế:
- km: Ki-lô-mét
- hm: Héc-tô-mét
- dam: Đề-ca-mét
- m: mét
- dm: đề-xi-mét
- cm: xen-ti-mét
- mm: mi-li-mét
2. Phương pháp ghi nhớ cách đổi đơn vị đo độ dài chính xác
Cách đổi đơn vị đo độ dài khá đơn giản, dưới đây là quy tắc cơ bản dễ nhớ, bạn có thể áp dụng bất kỳ lúc nào.
- Km (ki-lô-mét): 1km = 10hm = 100dam = 1,000m = 10,000dm = 100,000cm = 1,000,000mm
- Hm (héc-tô-mét): 1hm = 0.1km = 10dam = 100m = 1,000dm = 10,000cm = 100,000mm
- Dam (đề-ca-mét): 1dam = 0.01km = 0.1hm = 10m = 100dm = 1,000cm = 10,000mm
- M (mét): 1m = 0.001km = 0.01hm = 0.1dam = 10dm = 100cm = 1,000mm
- Dm (đề-xi-mét): 1dm = 0.0001km = 0.001hm = 0.01dam = 0.1m = 10cm = 100mm
- Cm (xen-ti-mét): 1cm = 0.00001km = 0.0001hm = 0.001dam = 0.01m = 0.1dm = 10mm
- Mm (mi-li-mét): 1mm = 0.000001km = 0.00001hm = 0.0001dam = 0.001m = 0.01dm = 0.1c
Trên đây là bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ nhất hiện nay, cũng như cách chuyển đổi giữa các đơn vị. Hiện Tân Phát cung cấp đã dạng các loại cân ô tô, cân điện tử, cầu dẫn xe nâng, sàn nâng thủy lực, bàn nâng thủy lực tự động,..với độ dài x rộng khác nhau, có thể thiết kế theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tối ưu chi phí tốt nhất cho khách hàng. Quý khách hàng cần tư vấn báo giá và đặt mua các sản phẩm của Tân Phát vui lòng liên hệ hotline: 0963 966 866.
>>> Từ khóa liên quan: bảng đơn vị đo độ dài, m km cm, đơn vị đo độ dài, m, dm, cm mm bảng đơn vị đo độ dài, Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2,...
0 nhận xét