06/12/2022
Bàn cân ô tô điện tử hiện nay chủ yếu được chia ra làm 2 loại chính: bàn cân ô tô kiểu nổi và bàn cân ô tô kiểu chìm. Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm nhất định, bạn nên lựa chọn kiểu bàn cân phù hợp với địa hình cũng như nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Bàn cân ô tô điện tử kiểu nổi là gì? Ưu nhược điểm ra sao?
Cân ô tô điện tử nổi là loại cân xe tải có thiết kế bàn cân nổi trên mặt đất. Đây là loại trạm cân được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường với rất nhiều ưu điêu cũng như tính năng nổi bật, đem lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng.
Thông tin chi tiết:
- Cân đạt chính xác theo 3 tiêu chuẩn của cân điện tử Việt Nam TCVN 4988-89 hay cấp 3 theo tiêu chuẩn quốc tế OIML R76 đặt ra làm tiêu chuẩn.
- Khả năng chịu tải vượt ngưỡng 120% mức tối đa
- Kích thước bàn cân thông thường: chiều rộng 3m, chiều dài phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, thường là 12m và 18m
- Chất liệu: Thép CT3 nhập khẩu
- Dầm chính: I300
- Tole mặt bàn dày: 10mm
- Mức cân tối đa: 40 tấn, 60 tấn, 80 tấn, 100 tấn, 120 tấn, 150 tấn
- Phân độ chia: 10 – 20kg
- Kiểu lắp đặt: Lắp đặt bàn cân nổi
*cân ô tô điện tử 40 tấn/cân ô tô điện tử 60 tấn/cân ô tô điện tử 80 tấn/cân ô tô điện tử 100 tấn/ cân ô tô điện tử 120 tấn/cân ô tô điện tử 150 tấn
Ưu điểm:
- Bàn cân xe tải nổi trên mặt đất, dễ dàng vệ sinh, bảo quản, bảo hàng, sửa chữa và tu sửa
- Các loại bàn cân ô tô kiểu nổi sẽ có độ bền cao hơn so với cân ô tô điện tử kiểu chìm bởi thường xuyên được khô ráo, không ẩm ướt, việc vệ sinh và bảo quan nhanh chóng, dễ dàng. Chính nhờ vậy, cân bền lâu hơn so với kiểu lắp đặt bàn cân chìm.
- Giá thành xây dựng phần móng của trạm cân ô tô rẻ hơn nhiều so với kiểu bàn cân chìm
Với những ưu điểm trên, bàn cân điện tử kiểu nổi này thường được khách hàng lựa chọn nhiều hơn so với bàn cân chìm.
Nhược điểm
Tuy sở hữu rất nhiều những ưu điểm vượt trội, cân ô tô kiểu nổi vẫn có một số hạn chế nhất định. Cụ thể, xây dựng bàn cân ô tô kiểu nổi sẽ tốn diện tích hơn so với bàn cân chìm bởi cần phải làm thêm 2 đầu dốc lên và xuống cho xe lên cân. Thông thường, mỗi đầu cần thêm 3 – 5 cm cho chiều dài và 3 – 4m cho chiều ngang làm cầu dẫn để giúp xe tải có thể lên xuống trạm cân một cách dễ dàng.
Bàn cân ô tô điện tử kiểu chìm là gì? Ưu nhược điểm ra sao?
Khác với cân ô tô kiểu nối, bàn cân ô tô kiểu chìm sẽ nằm ngang bằng hay cao hơn mặt đường chỉ từ 1-5cm tùy vào nhu cầu cũng như tính toán của khách hàng.
Ưu điểm:
- Bàn cân ô tô kiểu chìm không tốn diện tích xây dựng bàn cân, mặt bàn cân bằng với mặt đường nên tính thẩm mỹ tổng thể khá cao.
- Đây sẽ là phương án xây dựng bàn cân phù hợp với những khu vực có vị trí đặt bàn cân nhỏ hẹp.
Nhược điểm:
Cân điện tử lắp đặt chìm nổi bật hơn bàn cân nổi ở tính thẩm mỹ, tuy nhiên lại sở hữu nhiều nhược điểm hơn so với bàn cân xe tải loại nổi, chi tiết như sau:
- Tuổi thọ thấp hơn so với bàn cân điện tử loại nổi
- Khó khăn trong viêc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng do toàn bộ phần thiết bị nằm ở bên dưới mặt đất.
- Dễ bị các loại động vật làm tổ và phá hoạt bên dưới hầm cân.
- Khả năng thoát nước kém do có hầm cân, từ đó, dễ gây hỏng hóc các thiết bị điện bên trong.
- Giá thành cho việc xây dựng phần móng cân thường cao hơn so với dạng bàn cân nổi.
Nên lựa chọn trạm cân ô tô kiểu nổi hay kiểu chìm?
Như đã phân tích phía trên, cân ô tô kiểu nổi hay kiểu chìm đều có những ưu, nhược điểm khác biệt. Chính vì vậy, lựa chọn loại cân nổi hay cân chìm quý khách nên cân nhắc dựa trên các yếu tố về vị trí đặt bàn cân (hẹp hay rộng) và nguồn tài chính của bản thân để đưa ra những lựa chọn phù hợp. Và quý khách hàng cần lưu ý, giá thành để xây dựng một trạm cân chìm sẽ cao hơn so với trạm cân nổi.
Và nếu như, quý khách hàng vẫn chưa biết nên chọn lựa xây dựng bàn cân ô tô loại nổi hay loại chìm, quý khách có thể liên hệ với cân điện tử Tân Phát chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết từ những kỹ sư có kinh nghiệm lên tới hơn hơn 10 năm. Thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0963 966 866.
0 nhận xét